Triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng dễ nhận biết nhất

0

Tụ huyết trùng là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gà, chúng có thể gây chết gia cầm hàng loạt chỉ trong thời gian ngắn. Vì vậy, bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn nắm được triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng và biện pháp phòng tránh, điều trị nhằm giảm thiểu rủi ro khi chăn nuôi.

Tổng hợp triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng

Để có thể nhận biết triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng một cách chính xác theo từng cấp độ bệnh thì bạn nên tham khảo mục này. Nếu phát hiện sớm thì việc điều trị tất sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Thể quá cấp tính

Đây là thể bệnh nặng nhất, khó kiểm soát và đôi khi chủ nuôi không kịp nhận ra các dấu hiệu bệnh. Khi gà mắc bệnh ở thể quá cấp tính, chúng sẽ chết rất nhanh chỉ sau 1-2 giờ phát bệnh. Thậm chí có con có thể chết gục ngay khi đang ăn với biểu hiện nhảy xốc lên, ngã lăn ra chết.

Triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng thể quá cấp tính
Triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng thể quá cấp tính

Thể cấp tính

Thể cấp tính là thể phổ biến nhất đối với bệnh Tụ huyết trùng ở gà. Triệu chứng bệnh biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn này hơn. Cụ thể, có 6 triệu chứng chính là:

  • Gà thường xù lông, ủ rũ, sốt cao từ 41- 43 độ
  • Bỏ ăn, chảy nước nhầy, nhớt ở miệng và có lẫn bọt, máu
  • Tiêu chảy phân xanh hoặc trắng
  • Mào gà tím tái
  • Di chuyển chậm chạp
  • Nhịp thở tăng, khó thở.
  • Sau khi xuất hiện triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng, nếu không được điều trị thuốc thang kịp thời thì gà có thể chết trong vòng từ 4-5 tiếng. Với gà từ 4-5 tháng thì chết sau 1 ngày.
Xem thêm:  Gà bị liệt chân và những biện pháp điều trị hay

Thể mãn tính

Ở các nước nhiệt đới như nước ta, gà bị Tụ huyết trùng thể mãn tính thường ít gặp. Hoặc triệu chứng có thể xuất hiện trên gà ở cuối thời kỳ dịch bệnh. Biểu hiện gà bị Tụ huyết trùng thể mãn tính như sau:

  • Gà ủ rũ, xù lông, giảm ăn, di chuyển chậm chạp
  • Khó thở, chảy nước/ dịch mũi
  • Viêm kết mạc mắt có tiết dịch, sưng phù đầu
  • Tiêu chảy, phân gà có màu vàng, lỏng
  • Viêm sưng khớp chân, què hoặc bại liệt
  • Cổ vẹo sang một bên
Triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng ở giai đoạn thể mãn tính
Triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng ở giai đoạn thể mãn tính

Bệnh Tụ huyết trùng ở gà và nguyên nhân gây bệnh

Tụ huyết trùng ở gà là bệnh có tính truyền nhiễm do vi khuẩn Pasteurella Aviseptica gram âm (-) gây nên. Loại vi khuẩn này thường phát triển trong điều kiện thời tiết ẩm, mưa nhiều hoặc giao mùa. Vi khuẩn tồn tại trong môi trường chăn nuôi, nhiễm vào thức ăn, nước uống của gà và khiến gà phát bệnh.

Sau đó, khi chủ không phát hiện kịp thời triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng thì chú gà đó sẽ lây lan sang những con gà khỏe mạnh khác qua đường hô hấp, dịch tiết và đường tiêu hóa. Từ đây, số lượng gà chết sẽ tăng nhanh và dẫn đến việc cả bầy đàn đều gặp nguy hiểm.

Cách điều trị triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng

Mặc dù là bệnh truyền nhiễm, có tỷ lệ gia cầm chết cao nhưng bệnh Tụ huyết trùng hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu chủ nuôi biết sử dụng đúng thuốc, liều lượng và chăm sóc gà nuôi đúng cách. Dưới đây là chi tiết các bước điều trị bệnh Tụ huyết trùng ở gà:

Xem thêm:  Dấu hiệu bệnh cúm gia cầm và biện pháp xử lý

Bước 1: Cách ly gà bệnh và gà khỏe mạnh

Ngay khi phát hiện ra các triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng, chủ nuôi gần tiến hành cách ly những con gà khỏe mạnh và gà ốm riêng. Sau đó, bạn nên tiến hành vệ sinh chuồng trại, phun khử khuẩn bên trong và khu vực xung quanh chuồng nuôi.

Bước 2: Sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả, chấm dứt các triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng. Người nuôi có thể tham khảo và lựa chọn tại những cửa hàng thuốc thú y uy tín. Dưới đây là gợi ý thuốc có thể sử dụng:

  • Terra Neocine 2g/ 1 lít nước uống cho gà dùng trong 5 ngày
  • Ampicoli 10g/100kg, sử dụng trong 3 ngày
  • Norflox 10: 25ml/ 100kg, trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho gà, sử dụng trong 3 ngày
  • Mebi Amoxtin AC 1g/ 1 lít nước uống, sử dụng trong 5 ngày

Bước 3: Bổ sung vitamin, điện giải và khoáng chất

Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh, vệ sinh chuồng trại, để khắc phục hiệu quả triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng, người nuôi cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho gà. Mục đích là để gà không bị mất nước khi bị tiêu chảy, tăng đề kháng cho gà và hỗ trợ điều trị bệnh cho tới khi gà khỏi hoàn toàn.

Vệ sinh chuồng trại, cách ly gà ốm
Vệ sinh chuồng trại, cách ly gà ốm

Biện pháp phòng bệnh gà bị Tụ huyết trùng hiệu quả

Để tránh vi khuẩn có điều kiện sinh sôi, phát triển trong môi trường chăn nuôi, chủ nuôi cần chủ động phòng bệnh cho gà bằng nhiều biện pháp khác nhau. Sau đây là 8 biện pháp chuẩn xác, có hiệu quả cao:

  • Tiêm phòng vắc xin bệnh Tụ huyết trùng và các bệnh truyền nhiễm cho gà theo đúng lịch tiêm.
  • Khi mua gà giống về, chủ nuôi cần cách ly gà giống trong 30 ngày để theo dõi và phát hiện các triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng kịp thời (nếu có). Sau khi ổn định gà giống, không có gà bệnh thì mới tiến hành nhập đàn vào chuồng nuôi chính.
  • Làm sạch máng ăn, máng uống cho gà hàng ngày
  • Đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống cho gà phải sạch
  • Chủ động vệ sinh chuồng trại định kỳ cho gà mỗi 1-2 tuần/ lần.
  • Chuồng nuôi cần thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè và kín đáo, ấm áp vào mùa đông.
  • Mật độ nuôi gà không quá đông để tránh gà bị stress
  • Khi thời tiết thay đổi/ giao mùa, chủ nuôi cần bổ sung thuốc bổ hoặc thuốc tăng đề kháng như: Terra Neocin hoặc Mebi Flumequine 20% hoặc Norflox 20. Hãy sử dụng trong 3 ngày và không quá 7 ngày rồi kết hợp thêm với Multi vitamin WS và Para C để tăng đề kháng cho đàn gà.
Xem thêm:  Cách điều trị bệnh Tụ huyết trùng ở gà chọi

Trên đây là những thông tin chi tiết về triệu chứng gà bị Tụ huyết trùng, các nguyên nhân gây bệnh, phương pháp phòng và điều trị hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn trong thời gian tới. Đừng quên theo dõi trang của chúng tôi để đón xem nhiều bài nữa nhé!

Leave A Reply

Your email address will not be published.